Khi chúng ta sử dụng nhiều hệ điều hành trên một máy tính (dual boot, triple boot, …) thì chia sẻ tài nguyên là một việc thiếu yếu, để tránh phải lưu trữ những dữ liệu giống nhau lên các hệ điều hành khác nhau, và tránh gây phức tạp hóa công việc cập nhật dữ liệu chung.
Để chia sẻ tài nguyên giữa các hệ điều hành, chúng ta chỉ cần biết những kĩ thuật cơ bản, hiệu quả thì rất cao. Ở đây chúng ta sẽ chỉ quan tâm về việc chia sẻ tài nguyên giữa Windows và Linux.
1. Chia sẻ tập tin và thư mục
Ngày nay Windows hoạt động trên hệ thống tập tin NTFS, còn Linux hoạt động trên EXT2, EXT3 hoặc EXT4.
Trước khi thực hiện công việc chia sẻ tài nguyên giữa các hệ điều hành, chúng ta cần phải cài đặt hoặc thiết lập chế độ để hệ điều hành này “thấy” được partitions của hệ điều hành khác. Chẳng hạn như nếu chúng ta muốn từ Linux sử dụng các dữ liệu đã tạo trong Windows, thì cần phải làm cho Linux truy cập được các partitions NTFS (nhờ gói ntfs-3g). Và ngược lại, để Windows sử dụng được dữ liệu đã tạo trong Linux thì cần phải làm cho Windows truy cập được partitions EXT2, EXT3 hoặc EXT4 (với phần mềm miễn phí DiskInternals Linux Reader). Cần lưu ý rằng: truy cập NTFS từ Linux đơn giản hơn truy cập EXT* từ Windows.
Sau khi đã làm cho các hệ điều hành truy cập được vào partitions của nhau thì vấn đề chia sẻ tập tin và thư mục cũng đã được giải quyết.
2. Chia sẻ dữ liệu của các chương trình ứng dụng
Chúng ta biết rằng, có những phần mềm được viết cho cả Windows lẫn Linux, như các trình duyệt web (Mozilla Firefox, Google Chrome, Opera…), chương trình chat (Pidgin), máy tính ảo (VirtualBox)… Dữ liệu và các tập tin hệ thống của chúng thường ở định dạng cố định, nghĩa là không thay đổi khi dùng trong Windows hay Linux. Như thế, nếu chúng ta dùng chúng trên cả 2 hệ điều hành một cách riêng rẽ thì sẽ rất lãng phí bộ nhớ của ổ cứng. Trong trường hợp này, việc chia sẻ dữ liệu giữa các chương trình nằm trên các hệ điều hành khác nhau sẽ rất hữu ích.
Dữ liệu của các chương trình thông thường cũng được lưu trong các tập tin và các thư mục trên ổ cứng, vì thế công việc chia sẻ các dữ liệu này thực chất cũng chính là điều đã được nêu trong phần 1. Chỉ có một điều khác biệt là trong phần này, chúng ta cần xác định được nơi lưu các dữ liệu mà chúng ta cần chia sẻ.
Khi đã xác định được vị trí dữ liệu cần chia sẻ giữa các chương trình, chúng ta thực hiện tạo liên kết dựa trên nguồn tài nguyên định sử dụng. Ví dụ như khi chúng ta muốn chia sẻ phần cấu hình của Pidgin cũng như toàn bộ phần lưu trữ các cuộc hội thoại (chia sẻ dữ liệu của Linux cho Windows XP, Pidgin đã được cài cho cả Linux và Windows), chúng ta làm các bước sau:
* Trong Linux:
o Xác định thư mục lưu trữ các tập tin cấu hình và lưu trữ hội thoại: /home/capkama/.purple
o Chuyển thư mục này sang một partition NTFS để Windows có thể dễ dàng truy cập: /media/Windows/C/LINUX/.purple (tương đương với C:\LINUX\.purple khi truy cập từ Windows)
o Tạo đường dẫn tượng trưng (symlink) cho thư mục này để Pidgin trên Linux vẫn có thể truy cập:
ln -s /media/Windows/C/LINUX/.purple ~
* Trong Windows XP:
o Tìm và xóa thư mục C:\Documents and Settings\Capkama\Application Data\.purple
o Tạo Windows Junction cho thư mục dữ liệu của Pidgin đã lưu ở Linux:
junction "c:\Documents and Settings\Capkama\Application Data\.purple" "c:\LINUX\.purple"
Sau công đoạn trên, chúng ta đã có thể dùng Pidgin trong Windows tương tự trong Linux, mọi sự thay đổi và bổ sung của Pidgin trong Windows sẽ xuất hiện khi chúng ta truy cập Linux (và ngược lại).
(Cách này dành cho máy cài song song Windows và Linux, còn máy cài Linux ảo thì mình cũng chưa rõ nó có kết quả ko vì mình hiện tại cũng cài song song chứ ko dùng win ảo. Ai dùng Linux ảo thì test xem nha)
Để chia sẻ tài nguyên giữa các hệ điều hành, chúng ta chỉ cần biết những kĩ thuật cơ bản, hiệu quả thì rất cao. Ở đây chúng ta sẽ chỉ quan tâm về việc chia sẻ tài nguyên giữa Windows và Linux.
1. Chia sẻ tập tin và thư mục
Ngày nay Windows hoạt động trên hệ thống tập tin NTFS, còn Linux hoạt động trên EXT2, EXT3 hoặc EXT4.
Trước khi thực hiện công việc chia sẻ tài nguyên giữa các hệ điều hành, chúng ta cần phải cài đặt hoặc thiết lập chế độ để hệ điều hành này “thấy” được partitions của hệ điều hành khác. Chẳng hạn như nếu chúng ta muốn từ Linux sử dụng các dữ liệu đã tạo trong Windows, thì cần phải làm cho Linux truy cập được các partitions NTFS (nhờ gói ntfs-3g). Và ngược lại, để Windows sử dụng được dữ liệu đã tạo trong Linux thì cần phải làm cho Windows truy cập được partitions EXT2, EXT3 hoặc EXT4 (với phần mềm miễn phí DiskInternals Linux Reader). Cần lưu ý rằng: truy cập NTFS từ Linux đơn giản hơn truy cập EXT* từ Windows.
Sau khi đã làm cho các hệ điều hành truy cập được vào partitions của nhau thì vấn đề chia sẻ tập tin và thư mục cũng đã được giải quyết.
2. Chia sẻ dữ liệu của các chương trình ứng dụng
Chúng ta biết rằng, có những phần mềm được viết cho cả Windows lẫn Linux, như các trình duyệt web (Mozilla Firefox, Google Chrome, Opera…), chương trình chat (Pidgin), máy tính ảo (VirtualBox)… Dữ liệu và các tập tin hệ thống của chúng thường ở định dạng cố định, nghĩa là không thay đổi khi dùng trong Windows hay Linux. Như thế, nếu chúng ta dùng chúng trên cả 2 hệ điều hành một cách riêng rẽ thì sẽ rất lãng phí bộ nhớ của ổ cứng. Trong trường hợp này, việc chia sẻ dữ liệu giữa các chương trình nằm trên các hệ điều hành khác nhau sẽ rất hữu ích.
Dữ liệu của các chương trình thông thường cũng được lưu trong các tập tin và các thư mục trên ổ cứng, vì thế công việc chia sẻ các dữ liệu này thực chất cũng chính là điều đã được nêu trong phần 1. Chỉ có một điều khác biệt là trong phần này, chúng ta cần xác định được nơi lưu các dữ liệu mà chúng ta cần chia sẻ.
Khi đã xác định được vị trí dữ liệu cần chia sẻ giữa các chương trình, chúng ta thực hiện tạo liên kết dựa trên nguồn tài nguyên định sử dụng. Ví dụ như khi chúng ta muốn chia sẻ phần cấu hình của Pidgin cũng như toàn bộ phần lưu trữ các cuộc hội thoại (chia sẻ dữ liệu của Linux cho Windows XP, Pidgin đã được cài cho cả Linux và Windows), chúng ta làm các bước sau:
* Trong Linux:
o Xác định thư mục lưu trữ các tập tin cấu hình và lưu trữ hội thoại: /home/capkama/.purple
o Chuyển thư mục này sang một partition NTFS để Windows có thể dễ dàng truy cập: /media/Windows/C/LINUX/.purple (tương đương với C:\LINUX\.purple khi truy cập từ Windows)
o Tạo đường dẫn tượng trưng (symlink) cho thư mục này để Pidgin trên Linux vẫn có thể truy cập:
ln -s /media/Windows/C/LINUX/.purple ~
* Trong Windows XP:
o Tìm và xóa thư mục C:\Documents and Settings\Capkama\Application Data\.purple
o Tạo Windows Junction cho thư mục dữ liệu của Pidgin đã lưu ở Linux:
junction "c:\Documents and Settings\Capkama\Application Data\.purple" "c:\LINUX\.purple"
Sau công đoạn trên, chúng ta đã có thể dùng Pidgin trong Windows tương tự trong Linux, mọi sự thay đổi và bổ sung của Pidgin trong Windows sẽ xuất hiện khi chúng ta truy cập Linux (và ngược lại).
(Cách này dành cho máy cài song song Windows và Linux, còn máy cài Linux ảo thì mình cũng chưa rõ nó có kết quả ko vì mình hiện tại cũng cài song song chứ ko dùng win ảo. Ai dùng Linux ảo thì test xem nha)