Theo Tổ chức Sao băng quốc tế (IMO), rạng sáng 13/8 sẽ là cực điểm trận mưa sao băng lớn nhất trong năm mang tên Perseids (Anh Tiên).
[You must be registered and logged in to see this image.]
Vùng tâm điểm của mưa sao băng Perseids ở phía chòm sao Anh Tiên (Perseus)
Anh Tiên là một trong những trận mưa sao băng lớn nhất năm nay. Tại nơi có điều kiện quan sát thật lý tưởng nhất có thể thấy đến hơn 100 vệt/giờ khi sao băng đạt đỉnh điểm với tâm điểm xuất phát các sao băng gần chòm sao Anh Tiên (Perseus).
Từ năm 36, Anh Tiên đã nổi tiếng và được người Trung Hoa cổ đại ghi nhận. Tuy nhiên, nguồn gốc trận mưa sao băng này được tìm ra năm 1865, là do thiên thạch nhỏ trong đám mây bụi mảnh vỡ của sao chổi 109 P/ Swift-Tuttle (S-T) đi vào khí quyển Trái đất và bốc cháy.
Hàng năm vào khoảng thời gian từ 17/7-24/8 khi Trái đất di chuyển trên quỹ đạo của mình trong không gian sẽ quét qua đám mây bụi này và gây nên hiện tượng mưa sao băng. Thời gian cực điểm có thể đếm được khoảng 100 sao băng/giờ với vận tốc 60km/giây.
Theo anh Đặng Tuấn Duy (Chủ nhiệm CLB Thiên văn nghiệp dư TP HCM), khác với năm trước sao băng bị ánh trăng lấn át, năm nay sẽ không có ánh trăng nào ảnh hưởng tới việc quan sát nữa. Tuy nhiên, vào lúc nửa đêm chòm sao Perseids vừa mọc ở phía Đông Bắc, mây và sương gần chân trời xuất hiện gây cản trở. “Thời điểm quan sát tốt nhất là 2h khi tâm điểm sao băng đã lên đủ cao và xuất hiện nhiều. Hãy nhìn bao quát về phía bầu trời Đông Bắc để đón đợi các sao băng và ước cho mình những điều ước tốt đẹp nhất”, anh Duy tâm sự.
Ở Việt Nam có 5 trận mưa lớn đáng chú ý trong năm là trận mưa sao băng Quadrantids (đầu tháng 1), Perseids (giữa tháng 8), Orionids (Cuối tháng 10), Leonids (Giữa tháng 11) và Geminids (giữa tháng 12).
Một số kinh nghiệm trong quan sát sao băng:
-Hãy tránh xa ánh đèn thành phố, ở vùng quê có thể thấy được số lượng các sao băng hơn rất nhiều lần.
-Tính kiên trì rất quan trọng. Mưa sao băng không có nghĩa là “sao bay như mưa”, ở một trận lớn như Perseids này thì những vệt sáng có thể xuất hiện cách nhau 1 đến vài phút.
-Nên nhìn bao quát cả vùng trời rộng phía Đông Bắc rồi lên đến đỉnh đầu.
-Ngồi quan sát lâu sẽ làm mỏi cổ, nên tìm một nơi để nằm như ghế bố, võng…để nhìn được một vùng trời rộng hơn.
-Chú ý giữ ấm, tránh sương.
-Thức ăn và đồ uống nóng tại chỗ sẽ thêm phần thú vị khi quan sát suốt đêm.
tối nay sẽ thức để xem sao băng và ước..... hi hi..
[You must be registered and logged in to see this image.]
Vùng tâm điểm của mưa sao băng Perseids ở phía chòm sao Anh Tiên (Perseus)
Anh Tiên là một trong những trận mưa sao băng lớn nhất năm nay. Tại nơi có điều kiện quan sát thật lý tưởng nhất có thể thấy đến hơn 100 vệt/giờ khi sao băng đạt đỉnh điểm với tâm điểm xuất phát các sao băng gần chòm sao Anh Tiên (Perseus).
Từ năm 36, Anh Tiên đã nổi tiếng và được người Trung Hoa cổ đại ghi nhận. Tuy nhiên, nguồn gốc trận mưa sao băng này được tìm ra năm 1865, là do thiên thạch nhỏ trong đám mây bụi mảnh vỡ của sao chổi 109 P/ Swift-Tuttle (S-T) đi vào khí quyển Trái đất và bốc cháy.
Hàng năm vào khoảng thời gian từ 17/7-24/8 khi Trái đất di chuyển trên quỹ đạo của mình trong không gian sẽ quét qua đám mây bụi này và gây nên hiện tượng mưa sao băng. Thời gian cực điểm có thể đếm được khoảng 100 sao băng/giờ với vận tốc 60km/giây.
Theo anh Đặng Tuấn Duy (Chủ nhiệm CLB Thiên văn nghiệp dư TP HCM), khác với năm trước sao băng bị ánh trăng lấn át, năm nay sẽ không có ánh trăng nào ảnh hưởng tới việc quan sát nữa. Tuy nhiên, vào lúc nửa đêm chòm sao Perseids vừa mọc ở phía Đông Bắc, mây và sương gần chân trời xuất hiện gây cản trở. “Thời điểm quan sát tốt nhất là 2h khi tâm điểm sao băng đã lên đủ cao và xuất hiện nhiều. Hãy nhìn bao quát về phía bầu trời Đông Bắc để đón đợi các sao băng và ước cho mình những điều ước tốt đẹp nhất”, anh Duy tâm sự.
Ở Việt Nam có 5 trận mưa lớn đáng chú ý trong năm là trận mưa sao băng Quadrantids (đầu tháng 1), Perseids (giữa tháng 8), Orionids (Cuối tháng 10), Leonids (Giữa tháng 11) và Geminids (giữa tháng 12).
Một số kinh nghiệm trong quan sát sao băng:
-Hãy tránh xa ánh đèn thành phố, ở vùng quê có thể thấy được số lượng các sao băng hơn rất nhiều lần.
-Tính kiên trì rất quan trọng. Mưa sao băng không có nghĩa là “sao bay như mưa”, ở một trận lớn như Perseids này thì những vệt sáng có thể xuất hiện cách nhau 1 đến vài phút.
-Nên nhìn bao quát cả vùng trời rộng phía Đông Bắc rồi lên đến đỉnh đầu.
-Ngồi quan sát lâu sẽ làm mỏi cổ, nên tìm một nơi để nằm như ghế bố, võng…để nhìn được một vùng trời rộng hơn.
-Chú ý giữ ấm, tránh sương.
-Thức ăn và đồ uống nóng tại chỗ sẽ thêm phần thú vị khi quan sát suốt đêm.
tối nay sẽ thức để xem sao băng và ước..... hi hi..